Với những phương thức truyền thống trước đây, khi sử dụng bồn chứa nước cho gia đình như bồn nước inox hay bồn nước nhựa ta thường phải chủ động cấp nguồn điện vào động cơ bơm khi hết nước, để máy bơm vận hành đến khi bể nước đầy ta phải ngắt nguồn để động cơ ngừng. Với cách làm này ta phải theo dõi bơm trong suốt quá trình mở bơm và ngắt bơm, bất tiện và gây lãng phí thời gian. Vì vậy với công nghệ không ngừng cải tiến, người ta đã sáng tạo ra phương thức sử dụng phao đi kèm cùng hệ thống máy bơm và bồn chưa nước. Phao nước tự động kiểm soát được lượng nước trong bồn nước inox hay bể chứa nước.
- Phao tự động được dùng cho bồn chứa nước sạch và công nghiệp
- Khi lắp đặt phao ta cần chọn vị trí cân bằng phao luôn theo phương thẳng đứng so với mặt đất. Hai quả phao được treo thẳng phía dưới hộp tiếp điểm bằng dây luồn qua nắp bể, cần đảm bảo sao cho dây treo có thể trượt tự do, chắc chắn khi phao lên xuống sẽ không bị cản trở bởi vật lạ. Hai quả phao được treo so le, một cao một thấp, chênh nhau khoảng từ 30-60 cm.
- Dự liến mực nước cao nhất sẽ ở đỉnh quả phao trên, mực nước thấp nhất sẽ ở đáy quả phao dưới.
- Hai dây điện sẽ đi qua cầu dao bảo vệ được lắp ở tầm can thiệp của người. Từ cầu dao, điện sẽ đi lên hộp tiếp điểm rồi mới đi xuống máy bơm nước.
Phao chống tràn: Nguồn điện đi vào ở điểm A1 và đi ra ở điểm A2 (phía bên dưới) hộp công tắc của phao chống điện tự động. Nước rút đến đền nối phao dưới cùng thì bơm hoạt động, nước lên đến đầu trên của phao phía trên thì bơm ngừng hoạt động.
Phao chống cạn: Nguồn điện đi vào ở điểm B1 và đi ra ở điểm B2 (phía bên dưới) hộp công tắc của phao chống điện tự động. Nước rút đến đền nối phao dưới cùng thì bơm ngừng hoạt động, nước lên đến đầu trên của phao phía trên thì bơm hoạt động.
Sau khi qua cầu dao kiểm soát bằng tay, điện được truyền tới công tắc tự động trên nóc bể rồi mới đi đến máy bơm. Nếu công tắc chỉ có hai cực đấu dây, cần cho dây nóng đi qua công tắc, còn dây nguội có thể đi thẳng đến máy bơm.
- Lỗ nước vào, nằm ở thành bên, gần đỉnh, thường có kính 27 mm. Nếu dùng nước nhà máy, thì ở lỗ này, bên trong bể, cần lắp một van tự động cơ học có một quả phao, khi nước dâng cao khỏi quả phao này, van sẽ tự động đóng lại, ngắt dòng nước cấp, bể không bị trào. Nếu dùng máy bơm nước giếng, thì nước cũng được bơm và qua lỗ này, trong trường hợp đó ta không được lắp van cơ tự động, sẽ làm hỏng máy bơm.
- Lỗ xả cặn, nẳm ở vị trí thấp nhất dưới đáy bể, thường có kính 27 mm hoặc 34 mm. Nên lắp một ống mềm từ lỗ này xuống đến mặt đất , đầu cuối lắp một van, dùng van này để xả cặn bẩn định kỳ, hoặc cũng có thể tận dụng làm vòi tưới cây.
- Lỗ nước ra, cũng nằm dưới đáy bể, nhưng ở vị trí cao hơn lỗ xả cặn một chút. Kính 27 mm . Dùng một ống nhựa cứng (PVC) dẫn nước từ lỗ này theo phương nằm ngang ra khỏi thành bên của bể đi vào đầu nối hình chữ T (vào đuôi chữ T), một nhánh chữ T hướng lên trời theo phương thẳng đứng, dùng một đoạn ống cứng cùng cỡ nối nhánh đó lên đến tầm cao vượt khỏi nóc bể một chút, đây là ống thông hơi. Nhánh còn lại của chữ T hướng thẳng đứng xuống mặt đất và đi vào hệ thống nước sử dụng.